Hotline: 0949.348.938
KHUYẾN MÃI QUÀ LỚN
MENU

Tự thay nước làm mát ô tô tại nhà được không? Cách thay và những lưu ý khi thay nước làm mát ô tô tại nhà

Nước làm mát ô tô là một trong những thành phần quan trọng của hệ thống làm mát giúp cho chiếc xe ô tô của bạn hoạt động ổn định và bền bỉ. Để đảm bảo cho hệ thống giải nhiệt của xe hoạt động bình thường thì nước làm mát phải được thay thế định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần tùy vào điều kiện vận hành của xe.Tuy nhiên, trong những chuyến đi dài bạn cũng nên kiểm tra két nước để kịp thời thay thế cho chuyến đi của bạn được an toàn. Cách thay nước làm mát ô tô dưới đây sẽ giúp bạn có thể thay nước đúng quy trình một cách dễ dàng nhất.

Tự thay nước làm mát ô tô tại nhà được không?

Nước làm mát ô tô là một hợp chất hóa học gồm nước và các chất phụ gia gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy chúng ta cần phải có thiết bị dựng nước làm mát xe ô tô đã cũ sau khi xả, đồng thời có đơn vị thu gom, hỗ trợ xử lý, không đổ xuống cống rãnh. Nếu bạn không có thời gian và trang bị đầy đủ thì nên thay nước làm mát ô tô tại gara chuyên nghiệp. Chúng ta chỉ nên bổ sung thêm nước làm mát xe ô tô tại nhà qua bình chứa nước phụ.

Tuy nhiên, nếu bạn có đủ kiến thức và dụng cụ hỗ trợ, bạn cũng có thể tự thay nước làm mát ô tô tại nhà theo các bước dưới đây:

Cách thay nước làm mát ô tô

– Đầu tiên hãy nhớ rằng bạn đã tắt động cơ của xe, mở nắp capo và chờ khoảng 30 phút đến khi máy nguội (có thể cho quạt thổi vào để phần máy nhanh nguội) rồi mới mở nắp bình nước phụ và nắp két nước (nếu có) ra.

– Tiếp đến tháo lỗ thoát (lỗ xả đáy) bình nước phụ và két nước làm mát ( lỗ thoát (lỗ xả đáy) nằm ngay phía ngoài, khá dễ dàng để bắt tìm thấy nó. Có 2 loại nút bịt là bulong và nút cao su, đối với loại bulong bạn có thể dùng tay mở hình chữ T (tay T) hoặc tua vít 2 cạnh loại chân to để mở (xoay ngược chiều kim đồng hồ với chân bulong cắm xuống, chân cắm ngược lên thì xoay ngược lại). Còn loại bịt núm cao su bạn chỉ cần dùng lực vừa kéo vừa xoay nút khía bịt sẽ được tháo ra.

– Khi vặn gần ra hết ren để một cái khay, chậu lớn dưới lỗ xả đáy để hứng phần nước mát chảy ra. Dùng tay (bulong) hoặc kìm (núm cao su) để mở nút cho nước làm mát cũ thoát ra ngoài.

– Khi nước làm mát cũ đã được thoát hết ra bên ngoài thì bạn hãy bịt lỗ thoát nước lại như ban đầu.

– Đổ nước làm mát đã chuẩn bị sẵn (không nên đổ nước lọc, nước lã hay nước làm mát không rõ nguồn gốc) vào két nước, vừa đổ bạn hãy vừa bóp ống trên và ống dước của két để khí trong hệ thống được đẩy ra ngoài tránh bị “e” nước. Tiếp tục đổ nước làm mát vào bình nước phụ, đổ nước chạm đến vạch “MAX” ghi trên thân bình.

– Đậy nắp bình nước lại, lau chùi sạch sẽ để sau khi khởi động chúng ta kiểm tra lại xem nước có bị rò rỉ ra hay không.

– Khởi động động cơ, cho máy chạy khoảng 5 đến 10 phút để cho động cơ nóng lên. Để ý khi quạt đầu xe bắt đầu chạy là khi đó “van hằng nhiệt” đã mở, nước làm mát bắt đầu được tuần hoàn trong hệ thống. Lúc này bạn có thể mở nắp két nước, nhưng hãy lưu ý bạn cần dùng 1 cái khăn dày phủ lên nắp và vặn từ từ ngược chiều kim đồng hồ để khí “e” tròn hệ thống được đẩy ra.

– Quan sát xem có bọt khí thổi lên không, nước rút xuống bạn đừng lo chỉ là hệ thống đang điền đầy nước vào các khoang còn lại, bạn hãy đổ thêm nước làm mát vào. Khi nước làm mát không còn rút xuống nữa bạn có thể đóng nắp lại và yên tâm sử dụng. Nếu nước cứ rút xuống mà không đứng im bạn hãy kiểm tra xem hệ thống có bị rò rỉ hay không hoặc có thể đem qua gara để nén áp hệ thống làm mát phát hiện rò rỉ, hư hỏng, nứt vỡ củ thệ thống.

– Lau chùi sạch sẽ và tận hưởng thành quả của mình, vì bạn tự thay nên khi di chuyển hãy để ý đèn báo nhiệt độ nước hoặc đồng hồ báo nhiệt độ nước kim không nghiêng quá nhiều về phần “H” màu đỏ và kiểm tra mực nước trên bình nước phụ luôn trên vạch “MIN” và không quá vạch “MAX” (nếu bạn lỡ đổ quá vạch “MAX” trong bình thì cũng đừng lo lắng, bình nước phụ có thiết kế ống thoát bên sườn bình hoặc rãnh thoát trên nắp bình vì thế nước thừa sẽ bị đẩy ra ngoài).

Những điều cần lưu ý khi thay nước làm mát tại nhà

- Tuyệt đối không dùng nước lọc, nước khoáng, nước máy, nước đóng chai,… để pha thêm vào nước làm mát cho ô tô. Các loại nước nói trên có độ cứng lớn hơn, chưa kể độ lắng cặn trong nước cũng cao hơn nên dễ làm gỉ sét, mục gây rò rỉ đường ống dẫn và ảnh hưởng rất lớn đến cấu tạo két nước làm mát ô tô.

- Không được thay nước làm mát khi động cơ vừa dừng hoạt động và còn nóng vì khi động cơ hoạt động nước làm mát được nén bởi bơm nước dưới áp lực nước và nước đang còn nóng khi mở nước sẽ bắn lên dễ gây bỏng.

- Không bổ sung thêm các chất phụ gia khác vào nước làm mát. Một số lời khuyên trên mạng về bổ sung chất phụ gia nhằm kéo dài tuổi thọ nước làm mát ô tô đều không đúng. Nước làm mát phải thay thế định kỳ và bạn chỉ có thể bổ sung thêm nước làm mát vào bình nước phụ khi thấy hao hụt không đáng kể nếu hao hụt nhiều bạn cần đưa xe đến các cơ sở uy tín để kiểm tra.

- Bạn nên thay nước làm mát ô tô sớm hơn nếu khi di chuyển bạn thấy kim đồng hồ báo nhiệt tăng cao. Để ý kỹ khi xe đứng tại chỗ, di chuyển trong phố chật hẹp và khi tắc đường.

- Khi thay, tránh để nước làm mát ô tô tiếp xúc trực tiếp với da tay và các bộ phận khác trên cơ thể.Vì hầu hết các loại nước làm mát ô tô hiện nay đều chứa chất ethylene glycol, một chất độc hại với con người và động vật.

- Ngoài ra, bạn cũng không nên để nước làm mát ô tô tràn xuống các bộ phận khác trong khoang động cơ khi bổ sung hoặc thay thế nước làm mát. Vì trong nước làm mát có chứa các thành phần axit hữu cơ có thể ăn mòn các chi tiết bằng nhựa bên trong khoang động cơ.

Giỏ hàng của bạn Chưa có sản phẩm 0
Liên hệ Zalo 0949 348 938